Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng

Những mảng màu đỏ phối trong căn hộ đen trắng giúp nó trở nên nổi bật và cá tính hơn rất nhiều lần.

 Căn hộ này có diện tích 56m², là một căn hộ có diện tích nhỏ nhưng lại sở hữu một thiết kế cũng như cách phối màu vô cùng thú vị. Không gian nhà bao gồm phòng ngủ, nhà tắm, phòng khách và bếp, trong đó bếp và phòng khách được bố trí trong cùng một không gian và chúng được phân chia bởi một vách ngăn lửng kiêm bàn ăn.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 1

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 2
Từng phần không gian trong căn hộ đều được thiết kế rất sắc nét và hấp dẫn. Phòng khách sở hữu một chiếc ghế sofa mềm mại với tông màu đỏ, vừa mang lại cảm giác thoải mái vừa mang lại vẻ vui nhộn cho căn phòng.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 3
Cửa ra vào dẫn thẳng vào phòng khách, cách chủ nhà sắp xếp một tấm gương dựa vào tường và tivi treo tường cùng những chi tiết trang trí xinh xắn tạo nên một không gian vô cùng chào đón.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 4
Chiếc ghế sofa màu đỏ là điểm nhấn đắt giá của căn phòng.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 5
Các món nội thất khác cũng được nhấn nhá với màu đỏ nổi bật: nào là bàn nước với khay cà phê đỏ hay dây đèn điện cũng mang tông màu rực rỡ này. 

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 6
Phòng khách cũng sử dụng các loại kệ, giá chìm tường để lưu trữ và giúp giảm thiểu lượng đồ bày trên mặt sàn.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 7
Ngoài những mảng màu đỏ nhấn nhá, thì đen và trắng là hai màu sắc cơ bản làm nền cho mọi chi tiết trang trí. Các bức tường bê tông cùng những điểm nhấn ốp gỗ mang đến cho căn phòng vẻ cân bằng.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 8
Phòng bếp ngăn với phòng khách bằng một bức tường lửng của đảo bếp. Nhà bếp là một không gian tươi sáng với các món nội thất đơn giản cùng hệ thống tủ màu trắng. Khu bếp chạy dọc và kết thúc với một cửa sổ lấy sáng, cũng như phòng khách, không gian này có những mảng màu đỏ nhấn nhá rất ấn tượng.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 9
Cánh cửa bên hông dẫn vào phòng ngủ, cũng như các không gian khác trong nhà, phòng ngủđược bài trí đơn giản nhưng cuốn hút. Các bức tường gạch được sơn màu trắng tạo sự ấm áp và nét mộc mạc quyến rũ.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 10

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 11
Cũng như trong nhà bếp, bộ tản nhiệt được sơn đỏ, khung cửa sổ lớn kèm theo một bộ rèm trắng dài và tha thướt.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 12
Bộ rèm cửa trắng phù hợp với tường đen.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 13
Nội thất trong phòng ngủ rất đơn giản và thiết thưc.

Căn hộ 56m² với những mảng phối màu đỏ tràn đầy năng lượng 14
Không gian cuối cùng là phòng tắm. Phòng tắm nhỏ nhưng phong cách với bức tường gạch răm đỏ, những cánh cửa gỗ và nền nội thất màu trắng.

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai

Nếu bạn là người yêu thích sự mới lạ và hiện đại, thì chắc chắn không nên bỏ qua những mẫu phòng ngủ của tương lai dưới đây.

1. Phòng ngủ gỗ với giường tròn cách điệu

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 1
Chiếc giường tròn màu trắng nổi bật trên nền gỗ ấm áp. Khu vực nghỉ ngơi được phân tách hẳn với các khu vực khác trong căn phòng bằng cách giật cấp và gắn đèn âm.

2. Căn phòng trắng với chiếc giường "nổi"

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 2
Điểm nhấn của căn phòng toàn màu trắng này chính là chiếc giường "nổi" - floating bed đầy ấn tượng. Phần chân giường được giấu khéo léo dưới gầm và kiểu dáng độc đáo của giường khiến phòng ngủ này tràn đầy cảm hứng.

3. Phòng ngủ với kệ đồ âm tường sáng tạo

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 3
Nét mang đến độc đáo của phòng ngủ này là những giá kệ để đồ đầy sáng tạo trên tường. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bạn vừa có nơi lưu trữ đồ đạc, vừa giúp căn phòng không bị đơn điệu.


4. Phòng ngủ với tường kính

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 4
Bức tường kính là giải pháp tuyệt vời để bạn có thể thoải mái ngắm nhìn không gian rộng, thoáng ngay từ phòng ngủ của mình.

5. Phòng ngủ với giường trục xoay

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 5
Chiếc giường ngủ này cũng là dạng floating bed, chỉ khác là phần chân giường được thiết kế dạng trụ xoay giúp bạn linh hoạt khi sử dụng.
6. Phòng ngủ quyến rũ với... tường kính kiêm bể cá

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 6
Những người yêu thích đại dương hẳn sẽ thích mê phòng ngủ với một bức tường kính thông thẳng với bể cá lớn đầy quyến rũ. Nhìn những chú cá tung tăng bơi lội, ta sẽ thấy những căng thẳng nhanh chóng giảm đi, và giấc ngủ vì thế cũng đến dễ dàng hơn.

7. Phòng ngủ đơn giản với hai màu đen - trắng

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 7
Gam màu đen - trắng tuy "cổ" nhưng không bao giờ lỗi thời, bởi vậy chẳng có gì là lạ khi cặp đôi này vẫn xuất hiện trong mẫu phòng ngủ tương lai.

8. Phòng ngủ "bầu trời"

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 8
Giường và phần lớn trần trong phòng ngủ nàyđược trang trí bằng họa tiết bầu trời bay bổng. Đây chắc chắn sẽ là không gian nghỉ ngơi mơ ước với những người lãng mạn, ưa thích thiên nhiên. 

9. Phòng ngủ ấm cúng và sang trọng với họa tiết đắp nổi

Mê mẩn với những phòng ngủ đầy sáng tạo của tương lai 9
Phòng ngủ này không quá lớn nhưng rất ấm cúng, sang trọng với cặp màu đen - nâu và những họa tiết đắp nổi phủ nhũ bạc trên tường.

Căn hộ 45m² cực lạ và tiện nghi nhờ... chia đôi

Ngay từ cửa ra vào, căn hộ nhỏ đã bị chia đôi bằng một bức tường kiên cố, tuy nhiên không vì thế mà nó bị chật chội hay kém đi vẻ sinh động và thú vị.

Căn hộ 45m² này nằm ở khu phố Copacabana, Rio de Janeiro, Brazil. Màu sơn tường, sàn và hầu hết nội thất trong nhà đều là những gam màu sáng như kem, trắng, be nhạt khiến nơi đây vô cùng nhẹ nhàng và thư thái. Tuy nhiên thứ "ăn điểm" nhất của căn hộ này không nằm ở màu sắc mà nằm ở sự tiện lợi trong sinh hoạt nhờ cách bài trí khoa học. Cụ thể căn hộ nhỏ được ngăn đôi làm hai nửa bằng một bức tường ngăn. Nửa bên phải gồm bếp, khu vực ăn uống và phòng khách. Nửa bên trái là không gian riêng tư của chủ nhân bao gồm nhà vệ sinh, phòng quần áo và phòng ngủ. 
 
 Nhìn thẳng từ cửa ra vào của căn hộ có thể thấy không gian phía bên tay phải được phân chia rõ ràng thành ba phần là nhà bếp, bàn ăn tối và phòng khách.

 Phần tường kéo dài từ cửa đến hết bàn ăn được xây để chia đôi căn hộ.

Bếp nằm gọn gàng trong một quầy bar kiêm hệ kệ màu trắng. Để đảm bảo tiện nghi cho không gian nhỏ, hệ tủ được thiết kế đa năng tích hợp các chức năng bếp nấu, bồn rửa và những ngăn lưu trữ lớn, rất tiện dụng.
 
 Quầy bếp là một khối “đặc ruột”.
 
Khu bàn ăn được trang trí khá bắt mắt. Bức tường được ốp đá nhiều màu đem đến điểm nhấn vui nhộn trong căn hộ trắng. Chiếc bàn ăn kính trong suốt được tô điểm bằng bộ ghế cùng kiểu dáng nhưng lại cọc cạch về màu sắc ấn tượng. 
 
Bàn ăn ấn tượng nhờ bộ ghế cọc cạch.
 
 Các không gian chuyển tiếp tự nhiên nhờ màu sắc tường thay đổi.
 
Không gian phòng khách đơn giản nhưng hiện đại với kệ tường rộng rãi và bộ sofa vàng be ấm cúng.
 
 
Phần tường ngăn được xây kéo dài từ cửa vào đến hết khu vực bàn ăn. Từ phòng khách, không gian dù vẫn được chia đôi theo chiều dọc tạo thành phòng khách và phòng ngủ nhưng lại là không gian mở. Khoảng không gian này được ngăn ra bằng loại cửa xếp kéo màu trắng. Khi đóng vào, nó biến phòng khách và phòng ngủ thành hai không gian riêng biệt, nhưng khi mở ra, phần cửa được giấu vào tường, để khu vực này thành một khoảng không rộng rãi.
 
 Sở hữu một diện tích cỡ trung 45m² nhưng căn phòng được thiết kế cực ấn tượng, làm mọi người đều phải ngạc nhiên. 

 Nhờ vào chiếc cửa xếp, hai phần không gian được chia đôi gọn gàng.
 
 
 Khi cửa xếp mở, hai không gian ngủ và khách trở thành một khối không gian liền và rộng rãi.
 
Bên trong phòng ngủ là tường làm bằng vật liệu cách âm. Không gian phòng ngủ thoáng mát dù diện tích nơi này không hề lớn bởi quần áo - đồ đạc sử dụng hàng ngày đều được chuyển sang phòng quần áo.
 
 Không gian bên trong phòng ngủ.

Phòng thay đồ nằm trong phòng ngủ nhưng bạn phải để ý kỹ mới tìm ra vị trí cửa nó, bởi phần cửa vào chính là tấm gương giúp phòng ngủ ăn gian diện tích.
 
Tấm gương soi trong phòng ngủ chính là cửa vào phòng quần áo
 
Phòng tắm nằm ở cạnh lối vào, xinh đẹp, sạch sẽ và được bài trí với những ốp gạch màu sắc.

 Phòng tắm ở gần cửa ra vào với nội thất hiện đại.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Học cách trân trọng khoảng trống

Những khoảng trống xung quanh một khu đô thị hay trong một khu nhà ở luôn có một vai trò hết sức cần thiết, trở thành khoảng hít thở mang tính sống còn giúp người ta nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian làm việc mệt nhọc.

Từ quy hoạch đến kiến trúc, nội thất hay cảnh quan, suy cho cùng đều phải hướng đến mục tiêu tạo ra khoảng trống hữu ích, xử lý khoảng trống và tận hưởng những tiện ích về môi trường do những khoảng trống mang lại.
 
Người ta hay nói nhiều về những kiệt tác kiến trúc, những ngôi biệt thự độc đáo, những công trình hoành tráng… nhưng có lẽ ít các tư liệu kiến trúc định hướng rõ ràng rằng nếu thiếu những khoảng trống hợp lý chung quanh và ngay bên trong công trình thì làm sao có thể tiếp cận, sử dụng được công trình đó, làm sao đủ khoảng lùi để cảm thụ được công trình đẹp hay xấu. Những khoảng trống mà với những ai chỉ chú trọng yếu tố mét vuông sử dụng hay xem là lãng phí nhưng thực tế không thể bàn cãi vai trò góp phần tạo nên không gian sống đầy thú vị.
 
Hiểu giá trị để tạo ra khoảng trống
 
Có thể phân chia khoảng trống công trình ra thành ba loại theo mục đích sử dụng và vai trò đóng góp về không gian cũng như thẩm mỹ:
 
- Khoảng an toàn: Hiểu nôm na là khoảng lộ giới được phép xây dựng, hoặc khoảng thông hành địa dịch giữa các nhà với nhau. Không ít gia chủ nhiều khi vẫn kỳ kèo thêm bớt vài mét vuông ở những khoảng này khi xin phép xây dựng mà quên đi vai trò quan trọng nhằm bảo đảm an toàn giữa nhà với nhà, đảm bảo thoát hiểm khi có sự cố, chống cháy lan truyền, giảm tầm nhìn xoi mói, tránh ảnh hưởng của kết cấu nhà này với nhà khác (gây lún nứt, ảnh hưởng đường ống kỹ thuật chung và riêng...). Khoảng lùi này tuỳ theo lộ giới còn cho phép từ bên ngoài có thể chiêm ngưỡng hình khối kiến trúc một cách toàn vẹn, giúp bố trí đường đi, vỉa hè, cây xanh xung quanh công trình, đồng thời gia tăng tiện ích và đảm bảo an toàn khi xe cộ ra vào, dành chỗ cho thoát hiểm cũng như tập trung người khi cần thiết.
 
Khoảng thông tầng trở nên nhiều ý nghĩa nếu biết khéo khai thác lợi thế chiều cao, ánh sáng và điểm nhấn nội thất.Khi điều kiện phố thị chật chội, sân thượng, giếng trời, bancông là những khoảng trống hiếm hoi cần khai thác hiệu quả
- Khoảng liên thông ngang: Có thể là bên ngoài nhà (sân vườn) hoặc cả bên trong nhà mà không quy vào mét vuông phòng ốc sinh hoạt cụ thể. Đây còn là các tuyến hành lang, cầu thang, nút giao thông (sảnh tầng, sảnh trước thang máy...) kết hợp thông thoáng, lấy sáng và dẫn dắt tầm nhìn. Nếu thiết kế nhà cửa theo kiểu tận dụng tối đa, thu nhỏ khoảng trống liên thông ngang giữa các không gian với nhau thì hầu như sẽ triệt tiêu mọi khả năng kết nối không gian, điều mà lối nhà ở kiểu “phòng trọ”, ngăn chia vụn vặt hay mắc phải. Ngay trong lĩnh vực thiết kế trụ sở, văn phòng làm việc, xu hướng không gian liên hoàn, dùng vách ngăn nhẹ đã chứng minh tính ưu việt về tầm nhìn và tính kinh tế hơn hẳn kiểu chia phòng, làm hành lang, đóng kín cửa.
 
- Khoảng thông tầng đứng: Là khoảng trống thông từ tầng này đến tầng kia hoặc thông suốt các tầng lên đến mái. Dĩ nhiên không phải và không bắt buộc nhà nào cũng có dạng khoảng trống này, nhưng lịch sử kiến trúc đã ghi nhận vô vàn công trình lớn nhỏ có được không gian hấp dẫn, thoáng đãng, hữu ích nhờ khoảng thông tầng đứng. Từ những sảnh thông tầng hoành tráng ở bảo tàng, thư viện hay khách sạn, đến khoảng thông thiên kiểu giếng trời trong nhà ống, dễ nhận thấy sự thay đổi về chiều cao và tầm nhìn giúp nơi đây luôn là điểm nhấn hiếm hoi có thể phô diễn nét đẹp về không gian, sự thoáng đãng tầm nhìn, khả năng trang trí mang tính khác biệt. Căn hộ penthouse có lửng, nhà phố trệt có lửng kết hợp buôn bán... luôn có giá cao hơn là những không gian đóng hộp đều cả về chiều rộng lẫn chiều cao. Kiểu nhà lệch tầng cũng là biến thể thú vị của việc xử lý khoảng trống, kết hợp cầu thang với giếng trời giúp cho ngôi nhà được thông thoáng hơn nhờ đối lưu không khí xuyên suốt giữa các tầng bên trong nhà.
 
Xử lý khoảng trống
 
Khoảng trống như vậy rõ ràng không chỉ là... khoảng để trống. Khi những khoảng trống hữu ích, tự thân chúng trở thành vùng không gian đòi hỏi chăm chút và xử lý đúng mức, đôi khi còn tốn công tốn của hơn làm một phòng ốc đơn thuần. Có người nói vui rằng một resort đẹp là biết làm những khoảng trống hấp dẫn giữa mấy ngôi nhà lá đơn sơ, quả không sai! Trong thực tế, thiết kế và xây dựng nhà ở, có những “công cụ” phổ biến mà giới chuyên môn thường dùng để xử lý khoảng trống, cụ thể là:
 
- Vật liệu: bản thân vật liệu không làm nên khoảng trống, mà cách dùng vật liệu có kiểm soát và phối kết tốt sẽ giúp các khoảng trống đẹp hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ giữa phòng ăn và phòng khách thay vì xây tường, nếu thay bằng mấy thanh lam gỗ nhẹ nhàng thì tạo nên được một “bình phong” ngăn thoáng. Hay một hành lang dài hun hút sẽ bớt đơn điệu khi xử lý lát gạch có nhấn nhá theo quy luật dẫn dắt thị giác. Tạo ra khoảng trống về cơ bản là để ngắm nhìn, đi lại, hít thở... do vậy vật liệu sử dụng cần đơn giản và thống nhất, tránh biến khoảng trống thành khoảng... đặc nghẹt vật liệu và đồ đạc!
 
- Cây xanh: chất liệu thuần tuý thiên nhiên này mang đến sức sống cho khoảng trống mà không có vật liệu nhân tạo nào thay thế được. Không chỉ bổ sung yếu tố thư giãn, gần gũi thiên nhiên, cây xanh đặt trong khoảng trống một cách hợp lý còn là điểm nhấn đầy sức sống, điểm định hướng không gian hiệu quả và chuyển tải cả những ý nghĩa tâm linh, phong thuỷ sâu sắc. Hầu như không một tiền sảnh nào, lối vào nào của mọi ngôi nhà Việt ngày tết mà thiếu một vài chậu cây điểm xuyết, trang hoàng. Tuy nhiên, việc chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh cũng là một vấn đề cần có điều kiện chuyên môn và tâm sức đúng mức, cho nên một số chủ đầu tư đã phải “vay mượn” thêm các tiểu tiết trang trí nhân tạo khác, như hoa giả, tiểu cảnh khô, tượng trang trí... miễn sao đem lại sức sống và tính độc đáo cho các khoảng trống trong công trình.
 
- Mặt nước: cùng “họ hàng” với cây xanh, mặt nước (rộng hay hẹp) phía trước hoặc bên cạnh công trình luôn là giải pháp xử lý mang tính hữu cơ, gắn bó với môi trường thiên nhiên mà ngôi nhà từ truyền thống tới hiện đại, từ đông sang tây đều áp dụng lâu nay. Tuỳ theo quy mô, mức độ bố trí nước sử dụng mà chi phí đầu tư có sự khác nhau, ít thì làm non bộ, hồ bán nguyệt nhỏ nhắn chỉ đủ để... nàng rửa chân, nhiều thì cả một hồ cảnh quan, suối nhân tạo chảy rào rạt như các khu du lịch cao cấp. Mặt nước trong công trình hiện đại còn có thể bao gồm cả các hạng mục khác lạ như đài phun nước hay thậm chí là hồ bơi, miễn sao hài hoà cảnh quan, đem lại sự hấp dẫn, hữu dụng cho khoảng trống, đồng thời được... chủ đầu tư chấp thuận. Việc xử lý bằng giải pháp nước cũng đòi hỏi sự quan tâm, bảo trì, chăm sóc đối với những công đoạn kỹ thuật liên quan.
 
- Lối đi – chỗ ngồi – chòi nghỉ...: hay nói chung là tập hợp những tiểu tiết mang tính hữu dụng mà một không gian cần có để cung cấp thêm tiện ích và tăng thẩm mỹ cho khoảng trống. Đặt ghế ngồi, chòi nghỉ chân, tiểu cảnh ngoài sân là những giải pháp xử lý thông dụng vì vừa kết nối các khu vực chức năng lại với nhau qua không gian giao thông, vừa mở rộng công năng ra các khoảng trống. Cấu tạo của lối đi thường rất phong phú với nhiều loại vật liệu thiên nhiên lẫn nhân tạo như đá, sỏi, gạch, hay thậm chí chỉ là thảm cỏ dắt lối bằng thớt đá… tuy chỉ là tiểu tiết nhưng lại đóng vai trò “múa minh hoạ” cho “ca sĩ chính” là công trình được tôn lên vẻ đẹp và cá tính riêng. Do vậy, rất cần có sự cân đối với hình thức và phong cách kiến trúc của bản thân ngôi nhà cũng như các công trình lân cận sao cho phù hợp.
 
Tận hưởng khoảng trống
 
Thông thường thì người ta hay quan tâm đến việc tận hưởng những tiện nghi trong nhà chứ ít ai nói đến việc tận hưởng khoảng trống bao giờ? Ấy vậy mà khoảng trống lại luôn là một không gian giúp con người thư giãn nhất, phục hồi sức khoẻ nhanh nhất. Từ khoảng sân trước nhà tập thể dục, cho đến không gian hồ bơi hay hàng hiên ngắm cảnh, giá trị của những ngôi nhà nhiều khi khác biệt nhau chính ở cách tạo khoảng trống và biết tận hưởng khoảng trống như thế nào. Gặp điều kiện nhà phố hầu như các mặt đều bị công trình và khói bụi, ồn ào vây kín, những khoảng sân thượng có chăm chút cây xanh sẽ đem lại cho gia chủ một không gian thoáng đãng hiếm hoi nhằm tái tạo sức lao động sau một ngày mệt nhọc. Xanh hoá mái bằng, giảm nóng giảm thấm nhờ bố trí mái hai lớp, mái xanh... là những giải pháp tạo ra và hưởng thụ khoảng trống theo chiều đứng đầy hiệu quả.
 
Từ nhu cầu hưởng thụ khoảng trống, chính các gia chủ hơn ai hết phải là người đặt hàng cho nhà chuyên môn xem xét, tính toán, bố trí khoảng trống hữu dụng cho mình. Đừng để làm nhà hoành tráng xong mới phát hiện nhà mình thiếu khoảng lùi để ngắm, khoảng trống để thở hay khoảng hở để đón gió trời. Cân bằng âm dương trong môi trường sống suy cho cùng không ở đâu cao siêu vô hình, mà chính nằm ở cách phân bố đặc rỗng, chính phụ một cách hợp lý. Hết phòng ra sân, hết sân vào nhà, nắng chiếu mưa sa ắt có hàng hiên, bụi bặm oi bức phải nhờ giếng trời, ngôi nhà truyền thống không có nhiều điều kiện kỹ thuật cao cấp nhưng đã khéo nương tựa thiên nhiên, tạo ra các khoảng đệm, khoảng trống có tính chất đóng mở hợp lý, chuyển tiếp hợp tình, tránh bên ngoài xông vào nhà đột ngột, tránh từ trong bước ra hụt hẫng. Những khoảng trống bên hiên nhà, hàng ba, bậc thềm... luôn là bài học tổ chức không gian quý giá mà cha ông truyền lại, sang thời đại mới không hề giảm đi giá trị nhân văn và thiên nhiên, khá phù hợp với xu hướng kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững hiện nay.
(Theo SGTT) 

Linh hoạt nội thất

“Nội thất” là một từ quen thuộc, không chỉ trong giới chuyên ngành làm thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng; mà trong cả cuộc sống. Tuy vậy, nội thất lại là một phạm vi khá rộng, có nhiều cách hiểu, cách nghĩ khác nhau. Nội thất, chiếu theo Hán tự nghĩa là “trong phòng”, cũng vì thế mà nó... chung chung, không cụ thể.

Theo cách nghĩ “truyền thống” của những người xây nhà, làm nhà; thì nội thất được hiểu là giai đoạn sau, giai đoạn hoàn thiện. Người ta hay nói rằng: xây xong phần thô rồi, bây giờ đang làm nội thất. Hoặc một số công trình của các dự án ở dạng xây thô (biệt thự, nhà liền kề, căn hộ chung cư) chủ nhà cũng hay nói, đặt vấn đề với kiến trúc sư, nhà thiết kế là: làm nội thất, thiết kế nội thất (bởi cái vỏ, khung xương đã có rồi). Với cách hiểu này, thì nội thất khá rộng, bao gồm tất cả các nội dung, vật liệu, thiết bị hoàn thiện như cửa, cầu thang, trần, vật liệu ốp lát tường – sàn, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện – chiếu sáng... nhưng có khi lại chưa đề cập đến các đồ đạc sử dụng như bàn ghế, giường, tủ...
Nội thất được tạo bởi nhiều yếu tố: màu sắc, ánh sáng, vật liệu, đồ đạc, vật trang trí...
Ở một cách hiểu khác, thì nội thất là những thứ đồ kê rời, hay còn gọi là đồ nội thất, đó là bàn, ghế, giường, tủ, kệ, hoặc đồ lắp đặt có tính cố định không cao như mành rèm... và cả những thiết bị sử dụng trong cuộc sống như tủ lạnh, tivi, máy nghe nhạc...; không bao gồm những thứ gắn liền với kiến trúc, có tính cố định như thiết bị điện – chiếu sáng, thiết bị vệ sinh.
Lại có một cách hiểu nội thất khác, là những yếu tố, những thứ trang trí, làm đẹp căn phòng, như màu sắc, hệ thống chiếu sáng, các đồ đạc rời, mành rèm và cả những thứ trang trí thuần tuý như tranh ảnh, tượng, bình hoa, vật lưu niệm...
Với các nhà chuyên môn, nội thất là không gian – yếu tố quan trọng nhất.
Với những kiến trúc sư, những nhà thiết kế nội thất, thì nội thất còn được hiểu là không gian (mà đây thực sự là yếu tố quan trọng nhất), những thứ thiết bị, đồ đạc cụ thể kia xếp đằng sau.
Trong mối quan hệ với kiến trúc, nội thất là bước sau; nhưng thực tế rất khó tách bạch cụ thể với kiến trúc và cả các vấn đề kỹ thuật khác. Ví dụ như có ý tưởng trang trí nội thất bằng một bức tranh ở vị trí đó, thì vấn đề lại bắt đầu rất sớm trong cả quá trình thiết kế, thi công, như cần một ô tường lõm, và một đầu điện chờ cho đèn rọi tranh. Và trong thực tế, rất nhiều nội dung công việc là “làm nội thất” hay “thiết kế nội thất”, “trang trí nội thất”... lại liên quan đến rất nhiều vấn đề kiến trúc và kỹ thuật. Bởi nội thất bố trí không được, không ổn, hệ thống kỹ thuật không phù hợp với ý đồ nội thất thì lại phải cải tạo, chỉnh sửa cả kiến trúc và kỹ thuật.
Và vì vậy, nên hiểu “nội thất” một cách linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, nội dung cụ thể hay trong tiến trình xây dựng; từ đó có những nhận định, đánh giá và triển khai đúng cho công việc.
(Theo SGTT) 

Hiểu đúng chức năng của bếp

Bếp, nhiều khi cũng được coi như một phòng khách thứ hai, thể hiện đẳng cấp của ngôi nhà, thể hiện tiềm lực của chủ nhà; và không ít gia chủ không tiếc tiền đầu tư cho bếp, với mục tiêu làm bếp để khoe, mà ai ngó vào cũng phải thèm muốn, trầm trồ xuýt xoa...

Bếp để... khoe
Cách đây vài ba tháng, một nhà cung cấp thiết bị bếp đã khai trương “showroom nội thất bếp tiền tỉ” tại một trung tâm thương mại ngầm lớn nhất Đông Nam Á ở Hà Nội. “Bếp tiền tỉ” là cách gọi của chính nhà kinh doanh. Cái cụm từ này làm nhiều nhà nghèo, nhà không giàu đều... hoảng hốt; có lẽ chỉ có đại gia mới cảm thấy bình thường. Tất nhiên ai cũng hiểu đây là một cách nói quá lên; nhưng thực sự cũng làm nhiều người suy nghĩ!
Hiểu đúng chức năng của bếp
Hệ thống tủ bếp đẹp, thiết bị hiện đại, phụ kiện, đồ nấu bếp xịn... chưa phải
là điều quyết định bữa ăn ngon.
Bếp trong những ngôi nhà hiện đại giờ khác bếp ngày xưa; từ cách tổ chức không gian, hệ thống tủ kệ, trang thiết bị, quy trình thao tác... Bếp là một không gian, một phòng công năng quan trọng trong ngôi nhà và được đầu tư tương xứng với vai trò của nó. Trong một ngôi nhà bình thường, nếu không tính những phòng có tính năng đặc biệt khác; thì chắc chắn phòng bếp có suất đầu tư cao nhất tính trên diện tích sàn (so với các phòng chức năng thông thường khác như phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng vệ sinh). Nhu cầu làm một gian bếp đẹp, tiện nghi là nhu cầu phổ biến và chính đáng. Với ngôi nhà hiện đại, với lối sống hiện đại, bếp – phòng ăn cũng là nơi sinh hoạt gia đình, không chỉ là cái “xưởng chế biến” thức ăn nữa. Trong xu hướng những năm gần đây, nhiều kiến trúc sư cùng chủ nhà kết nối không gian phòng sinh hoạt chung và phòng bếp – ăn; và phòng bếp là một không gian mở. Chính vì vậy, bếp cần phải đẹp, để còn... khoe!
Ở góc độ đầu tư, kinh tế, thì... vô cùng! Hoàn thiện một gian bếp thông thường có chi phí vài chục triệu, cho hệ thống tủ bếp (cùng phụ kiện), mặt đá, các trang thiết bị tối thiểu là bếp nấu (gas, điện, từ), máy hút mùi và chậu rửa. Với các loại bếp bình dân, chưa phải cao cấp, thì tủ lạnh (một thiết bị không thể thiếu khác) không được tính vào chi phí xây lắp; mà coi như đồ gia dụng mua sau. Tuy nhiên, trong thực tế thì có những gian bếp được đầu tư hoàn thiện, với đầy đủ thiết bị, phụ kiện, chất liệu... hiện đại, xịn; có thể lên tới hàng trăm triệu; và cá biệt cũng có những gian bếp tiền tỉ.
Bếp, nhiều khi cũng được coi như một phòng khách thứ hai, thể hiện đẳng cấp của ngôi nhà, thể hiện tiềm lực của chủ nhà; và không ít gia chủ không tiếc tiền đầu tư cho bếp, với mục tiêu làm bếp để khoe, mà ai ngó vào cũng phải thèm muốn, trầm trồ xuýt xoa...
Nhưng trước tiên phải để nấu
Có kiến trúc sư chuyên làm nhà ở chia sẻ rằng: làm nhà ở nhiều thấy nhiều cái thú vị, ví như cái bếp. Có người khi đặt nhiệm vụ thiết kế cho kiến trúc sư, đặt cái bếp lên hàng đầu, với đầy đủ những yêu cầu, nhu cầu tỉ mỉ rất thiết thực cho việc nấu bếp, từ vị trí nồi niêu, chai mắm lọ muối... Có người thì lại chỉ nhăm nhăm kiểu nọ, kiểu kia, với yêu cầu các loại thiết bị hiện đại, chất liệu... để làm sao cho nó “có chất”. Có người thì chỉ yêu cầu mỗi cái hướng bếp, còn lại những vấn đề khác thì hờ hững, phó mặc cho kiến trúc sư...
Phác hoạ sơ qua cũng thấy, người cần đầu tư cho bếp (theo cách riêng, không hẳn là đầu tư ở góc độ kinh tế, tiền bạc) vì nhu cầu nấu bếp thực sự, với họ, gian bếp, việc nấu nướng và bữa ăn là vô cùng quan trọng. Người thì đầu tư làm bếp đẹp, bếp xịn để khoe; cũng không thể phủ nhận rằng một gian bếp đẹp, một phòng ăn đẹp có làm sang thêm ngôi nhà. Và có người thì có lẽ chẳng cần tới bếp, với họ có lẽ gian bếp như là một thứ thủ tục cần phải có.
Xưa, ông cha ta quan niệm, một ngôi nhà đúng nghĩa, một không gian sống đúng nghĩa là phải có cái bếp; và bếp phải thường xuyên đỏ lửa như để khẳng định, và ước vọng về một sự an cư, hạnh phúc. Bây giờ trong xã hội hiện đại, cuộc sống công nghiệp, người ta ăn cơm văn phòng, ăn nhậu nhà hàng nhiều, cái bếp trong nhà nổi lửa ít đi cũng là điều dễ hiểu!
Bếp đẹp, bếp sang, bếp... nhiều tiền đều tốt cả. Nhưng bếp trước tiên phải để nấu. Đấy là chức năng thiêng liêng của nó, rồi mới đến chuyện bày hay khoe. Nhu cầu về một gian bếp, thiết kế một gian bếp cũng phải đặt điều đó lên hàng đầu, gắn liền với lối sống, nếp sinh hoạt của gia đình, trong ngôi nhà – là bữa ăn. Nếu điều đó chưa đủ đầy, trọn vẹn, thì bếp đẹp mấy cũng không có nhiều ý nghĩa. Có anh chủ nhà, khi trao đổi về bếp với kiến trúc sư, đặt ngay yêu cầu là phải có máy rửa bát. Tất nhiên chuyện đó đơn giản trong thiết kế. Nhưng thực tế, anh chẳng mấy khi dùng tới máy rửa bát, vì có mấy khi nấu ăn ra bữa đâu, thì làm gì có bát mà rửa?! Cũng có người khi làm việc với kiến trúc sư, cũng cẩn thận kỹ càng lắm, trong vấn đề cái bếp; nhưng rồi cũng chẳng bao giờ tự kiểm chứng sự tiện nghi, thuận lợi; mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng và thiết kế; bởi vì: bếp được khoán trắng cho người giúp việc.
Tới nhiều ngôi nhà mới, theo kiểu hiện đại; nếu thấy khu vực bếp, trên mặt tủ bếp ngổn ngang, thậm chí lộn xộn thì biết nhà này chăm chỉ nấu ăn, và có bữa ăn gia đình thường xuyên. Còn tới nhà nào mà bếp lại sạch sẽ, gọn gàng đến mức... trơn tuột, lạnh lùng thì cũng biết gian bếp này có chức năng trưng bày nhiều hơn là nấu nướng.
Bếp, trước tiên là phải nấu. Và quan trọng nữa là phải... nấu ngon. Bếp đấy là đẹp nhất!
KTS Nguyễn Trần Đức Anh

Những điều cần biết về sàn gỗ

Sàn gỗ đã không còn xa lạ với nhiều ngôi nhà Việt trong thời gian gần đây. Nhưng liệu bạn đã biết rõ các loại sàn gỗ, tính chất, ưu điểm và nhược điểm của loại sàn này?

Thị trường hiện nay đang có hai loại sàn gỗ: sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ công nghiệp là sàn gỗ được ép từ gỗ công nghiệp kết hợp với một số phụ gia. Tùy vào nguyên liệu mà người ta sản xuất ra sàn gỗ HDF (High Density Fibreboard) và MDF (Medium Density Fibreboard). Công nghệ của Việt Nam đã có thể sản xuất được sàn gỗ công nghiệp nhưng chất lượng chưa thực sự cao. Thay vào đó, nhiều loại sàn gỗ công nghiệp của nước ngoài có chất lượng tốt nên đang được nhập rất nhiều vào nước ta.
Sàn gỗ tự nhiên được làm từ các loại gỗ trong tự nhiên. Các loại được ưa chuộng nhất hiện nay được làm từ gỗ lim, căm xe, giáng hương, pơ mu…
Những điều cần biết về sàn gỗ
Sàn gỗ ngày càng đa dạng về chủng loại
Thông số cần quan tâm
Khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp, người tiêu dùng nên quan tâm đến cường độ chịu mài mòn (AC), độ dày sản phẩm, các khóa nối và khả năng chịu va đập.
Cường độ chịu mài mòn là thông số quyết định đến việc nên dùng loại sàn gỗ cho địa hình nào. Thông số AC càng cao chứng tỏ khả năng chịu mài mòn càng tốt. Tùy vào mức độ đi lại trong nhà, bạn có thể lựa chọn AC hợp lý cho loại sàn gỗ định mua.
Những điều cần biết về sàn gỗ 1
Tùy vào mục đích sử dụng phòng, bạn có thể lựa chọn loại sàn gỗ phù hợp
Độ dày của sàn gỗ hiện nay thường từ 0,6 đến 1,2cm. Tùy vào khả năng tài chính của gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại sàn gỗ có độ dày như thế nào. Tuy nhiên, sàn gỗ có độ dày từ 0,8 đến 0,83cm được cho là lý tưởng để lát cho hộ gia đình hiện nay.
Khả năng chịu va đập cực kỳ quan trọng đối với sàn gỗ. Bạn cần quan tâm đến đặc điểm này vì trong những tình huống có vật nặng rơi xuống sàn, nếu khả năng chịu va đập không lớn, sàn gỗ của bạn có thể bị biến dạng, gây mất mỹ quan. Khả năng chịu va đập được ký hiệu là IC. IC1 và IC2 là chỉ số an toàn cho sàn gỗ.
Khóa nối là một phần quan trọng trong việc kết nối các mảnh sàn rời rạc thành bề mặt thống nhất. Với công nghệ ngày càng phát triển, trên thị trường đã xuất hiện khóa nối chữ V hay khóa nối 3 chiều cùng với các loại khóa nối đơn hoặc khóa nối 2 click đã có từ trước.
Những điều cần biết về sàn gỗ 2
Mô hình khóa nối sàn gỗ
Sàn gỗ công nghiệp hiện có 4 loại thông dụng: sàn gỗ công nghiệp vân sần, sàn gỗ công nghiệp vân bóng, sàn nhám ghim gỗ và sần theo đường vân. Sàn gỗ tự nhiên thường chỉ có vân gỗ tự nhiên và ít bị can thiệp đến hình dáng của vân gỗ.
Ưu điểm của sàn gỗ
Ưu điểm lớn nhất của sàn gỗ mà các loại sàn khác không có được đó là khả năng điều hòa không khí. Sàn gỗ giúp ngôi nhà mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị hiện tượng đọng nước khi trời nồm…Ngoài ra, sàn gỗ còn mang đến cho ngôi nhà vẻ sang trọng tinh tế.
Những điều cần biết về sàn gỗ 3
Khả năng điều hòa không khí giúp nhiều người lựa chọn sàn gỗ cho ngôi nhà
Sàn gỗ công nghiệp được xử lý tốt về khả năng chống mối mọt, độ co, độ cong vênh. Sàn gỗ công nghiệp cũng có mẫu mã và kích thương tương đồng gần như tuyệt đối nên dễ dàng cho việc thi công. Ngoài ra, các loại sàn gỗ trên thị trường hiện nay đều khó bắt lửa và có khả năng chống cháy cao. Độ bền đẹp của sàn gỗ cũng được duy trì trong thời gian dài mà không suy giảm chất lượng.
Những điều cần biết về sàn gỗ 4
Giá cả
Sàn gỗ tự nhiên đẹp, hiếm và sang trọng hơn sàn gỗ công nghiệp có giá dao động trong khoảng từ 350.000 đến 600.000 đồng/m2 hoàn thiện. Trong khi đó, sàn gỗ công nghiệp có giá rẻ hơn, từ 220.000 đến 500.000 đồng. Sàn gỗ công nghiệp cũng có nhiều thương hiệu nổi tiếng để khách hàng lựa chọn, như Classen, Witex, Kronotex (CHLB Đức), Pergo (Thụy Điển, Malaysia), Alsapan (Pháp), Lassi (Trung Quốc), GaGo (Hàn Quốc)…Ở Việt Nam, sàn gỗ của Đức vẫn là loại được ưa chuộng nhất!
(Theo Đẹp Plus)
 

Kiêng xây nhà trong tháng giêng, vì sao?

Có nhiều ứng xử trong xây dựng hiện nay không thuộc về chuyên môn xây dựng hay phong thuỷ gì, mà đa phần liên quan đến nếp nghĩ lâu ngày thành quen của cộng đồng, dân cư. Về việc kiêng xây nhà trong tháng giêng, có một số nguyên nhân như sau:
Tháng giêng là tháng ăn chơi: lịch âm song hành lịch dương, thưởng tết, về quê ăn tết... luôn là chuyện “nóng” với người lao động lẫn chủ doanh nghiệp mỗi năm. Về phía chủ nhà, tâm lý muốn kết thúc mọi việc cuối năm cũ để sang năm mới thảnh thơi cũng kéo theo việc “chạy đua” thời gian trước tết cho xong mọi việc từ sửa nhà đến hoàn thiện, nhà nào lớn quá không dọn vào kịp thì cũng ráng xong phần thô.
Thực sự, các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có thấy ai nói kiêng kỵ gì đâu, chỉ có thầu và nhân công nhỏ lẻ của Việt Nam mới có “nếp nghĩ” này. Ảnh: Ngọc Hoài
Về thời tiết và xã hội, do thời điểm đầu năm là tiết khí Lập Xuân, qua Vũ Thuỷ đến trước tiết khí Kinh Trập (khoảng từ ngày 4 tháng 2 dương lịch đến trước ngày 6 tháng 3 dương lịch) luôn có thời tiết khá giá lạnh, ẩm ướt, nhất là ở miền Bắc và miền Trung, nên đa phần thợ thuyền ngán ngại đầu năm đã phải khởi sự đào đất làm móng lúc lạnh giá, vất vả. Còn ở miền Nam thì tuy nắng ấm nhưng cư dân lại có đặc trưng văn hoá Nam bộ vốn “cầu dừa đủ xài”, ăn ở phóng khoáng, ai sao mình vậy... nên từ thầu đến thợ đều trông ngóng thiên nhiên, nhìn ngó qua xã hội, ai ai cũng ngại thay đổi, ngại phải hì hục đầu năm phải làm nhà cửa, ngại làm khác với cộng đồng, với số đông.
Thực sự, các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có thấy ai nói kiêng kỵ gì đâu, chỉ có thầu và nhân công nhỏ lẻ của Việt Nam mới có “nếp nghĩ” này. Mặt khác, trong tất cả các tài liệu phong thuỷ chính thống Đông lẫn Tây không hề có kiêng kỵ làm nhà hai năm hay kiêng khởi công đầu năm gì cả, chỉ có chọn năm tháng ngày giờ khởi công sao cho hợp tuổi gia chủ mà thôi. Còn nhà làm xong lúc nào thì chọn ngày tháng tốt để nhập trạch, dọn vào lúc đó, quyền biến tuỳ theo hoàn cảnh, không hợp tuổi thì mượn tuổi, khá linh hoạt.
KTS Hà Anh Tuấn
(Theo SGTT)

Cần thay đổi thói quen sử dụng vật liệu xây dựng không nung

Ở Việt Nam, hơn 3 năm qua Chính phủ đã ban hành chương trình phát triển vật liệu xây không nung nhưng thói quen sử dụng của người dân vẫn chưa thay đổi được nhiều. Do đó cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội để tạo thành một cuộc cách mạng thay đổi thói quen trong sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD).

Thói quen “ lợi ít, hại nhiều”
Không phải bây giờ chúng ta mới biết tới vật liệu xây không nung (VLXKN), mà thế hệ trước đó đã từng sử dụng để xây dựng tường rào, bếp, công trình phụ… với tên gọi gạch block hay gạch bi. Chúng được người dân sản xuất theo phương pháp thủ công với nguyên liệu chính là sỉ lò vôi, cát, đá mi, đất đồi hoặc xi măng với đá mi. Tất cả được trộn đều với nhau, đưa vào khuôn và nén bằng cách dùng lực giã hoặc ép bằng tay, sau đó đem phơi khô là dùng được. Ưu điểm của loại sản phẩm này là càng để lâu càng tốt cường độ chịu lực càng cao, thời gian thi công nhanh, nhưng kích thước chúng lại không đều nhau (do sử dụng lực tay không đều) và nặng hơn gạch nung truyền thống. Do đó, loại gạch này mới chỉ dừng lại ở những công trình nhỏ lẻ mà ít có công trình nhà ở nào sử dụng. Hoặc nếu có thì chỉ có người nghèo mới dùng nó để xây nhà vì tự mua nguyên liệu về sản xuất để tiết kiệm chi phí.
Vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, tại châu Âu và các nước phát triển ở châu Á, ngành sản xuất VLXKN đã phát triển mạnh, đến nay đã gần thay thế gạch đất sét nung. VLXKN đang chiếm thị phần ngày càng lớn do Chính phủ các quốc gia này có những chính sách hỗ trợ sớm để loại vật liệu này có thể cạnh tranh với vật liệu nung. Tại các nước phát triển, VLXKN chiếm khoảng 60% tổng VLXD, gạch đất sét nung chỉ chiếm khoảng 10 - 15%. Tại Mỹ những chương trình xây dựng xanh đang có chiều hướng tăng với tốc độ đáng kể do chính sách ưu đãi và khuyến khích của chính quyền địa phương và liên bang, có tới 1/3 các công trình xây dựng thương mại mới là các công trình xanh - công trình hoàn toàn xây dựng bởi vật liệu thân thiện với môi trường như VLXKN.
Ở Việt Nam, nhu cầu về vật liệu xây rất cao do nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Dự báo nhu cầu năm 2020 khoảng 42 tỷ viên gạch quy chuẩn, nhưng hiện tại sản xuất VLXKN chỉ chiếm khoảng 8 - 10% tổng vật liệu xây. Để đạt được số lượng gạch trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực. Và phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái gây ra các thảm họa của thiên tai. Nghiêm trọng hơn, khói thải của việc nung gạch còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng. Chính những thói quen sử dụng gạch nung đã tiếp tay “giết” chết môi trường mà hậu quả thì không thể lường trước được.
Xu hướng tất yếu
Đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như ô nhiễm môi trường và an ninh lương thực mà các lò gạch đất sét nung mang lại nên cơ quan quản lý nhà nước đã có lộ trình đưa vật liệu tương ứng vào thay thế. Thế nhưng hơn 3 năm qua kể từ khi quyết định 567 của Chính phủ có hiệu lực thì việc sử dụng VLXKN tại các công trình xây dựng còn hạn chế. Việc thay đổi một thói quen tiêu dùng đã có hàng ngàn đời của người dân Việt Nam là vô cùng khó, nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Bằng chứng là trên thị trường VLXD đã có nhiều DN mạnh dạn đầu tư dây chuyền thiết bị máy móc công nghệ để sản xuất VLXKN. Để thay đổi một thói quen thì đòi hỏi phải có những thói quen mới tương tự và gạch xi măng cốt liệu trong VLXKN là sản phẩm tương tự gạch đất sét nung. Đây có thể nói là bước đệm để tiến tới sử dụng các loại gạch khác như bê tông khí chưng áp, bê tông bọt khí… Và thực tế đã có nhiều công trình sử dụng gạch không nung, thay thế gạch đất sét nung như tòa nhà Keangnam Hà Nội, Landmard Tower (đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt kiều châu Âu (Hà Đông, Hà Nội)...

Ông Hoàng Vĩnh Toàn (người cầm gạch) – Cục phó Cục công tác phía Nam - Bộ Xây dựng đang kiểm tra
sản phẩm gạch xi măng cốt liệu tại cơ sở sản xuất gạch ở Cà Mau.
Theo thống kê, cứ mỗi năm việc sử dụng gạch đất sét nung làm mất đi một diện tích đất canh tác nông nghiệp của 1 xã. Đồng thời đe dọa trực tiếp tới an ninh lương thực quốc gia, do nước ta là nước nông nghiệp nên cần diện tích đất để sản xuất lương thực. Chính vì vậy, việc sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung truyền thống là một xu hướng phát triển tất yếu do loại sản phẩm này có nhiều yếu tố vượt trội như: Không dùng đất sét để sản xuất mà dùng tận dụng phế thải công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu (như than, củi, dầu DO)… Ông Hoàng Vĩnh Toàn - Cục phó Cục công tác phía Nam Bộ Xây dựng cho biết: “Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác là 2m) và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Năm 2020 nhu cầu vật liệu xây của cả nước khoảng 42 tỷ viên quy tiêu chuẩn, nếu đáp ứng nhu cầu này bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 - 60 triệu m3 đất sét, tương đương 2.800 - 3.000ha đất nông nghiệp. Đồng thời tiêu tốn 5,3 - 5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2. Đây là một con số quá lớn, đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng và VLXD của cả nước. Ngoài ra, đất sét nên dùng vào việc sản xuất các sản phẩm trang trí cao cấp, thẩm mỹ hơn hoặc gạch đặc chủng mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành công nghiệp VLXD, đồng thời giảm được một khoảng ngoại tệ dùng cho nhập khẩu các loại sản phẩm cao cấp này…”.
Ngoài ra loại sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu nhiệt tốt, bền, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian thi công, một số loại gạch nhẹ có tỷ trọng thấp, qua đó giảm tải trọng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng… Từ những ưu điểm đó nên VLXKN được xem như loại VLXD thân thiện với môi trường và đang được Nhà nước khuyến khích sản xuất, sử dụng để thay thế gạch đất sét nung truyền thống. Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước thì vấn đề nhận thức để thay đổi thói quen sử dụng của toàn xã hội là rất cần thiết. Chính vì vậy, Cty Truyền thông VNCI, sẽ là DN đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước các cấp để phổ biến tuyên truyền và tổ chức Hội thảo chuyên đề “VLXKN, bê tông nhẹ và công nghệ sản xuất” tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước nhằm góp phần thay đổi thói quen sử dụng của người dân. Việc sản xuất và sử dụng VLXKN, xây dựng xanh, là xu thế tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong xư hướng phát triển hiện đại.
(Theo BXD) 

Kinh nghiệm xây nhà đẹp trên diện tích nhỏ

Sở hữu một ngôi nhà có diện tích nhỏ nhưng bạn vẫn có thể thiết kế kiến trúc hợp lý và tiết kiệm được chi phí.

Nhà nhỏ là khái niệm trong xây dựng dành cho những ngôi nhà có diện tích dao động từ 30 m2 đến 50 m2. Theo kiến trúc sư, dạng nhà này được hình thành trong quá trình đô thị hoá trước đây, khi chưa có quy hoạch nên người dân tự ý phân lô và xây dựng. Trong quá trình sửa chữa và cải tạo, các gia chủ nhà nhỏ đều có tâm lý “nhà nhỏ, chí phí nhỏ” nên chỉ chuẩn bị ít kinh phí đầu tư, không đủ để giải quyết các vấn đề phát sinh và đáp ứng đúng nhu cầu của gia chủ. Mặt khác, một khó khăn thường gặp khi xây nhà nhỏ là các vấn đề thông thoáng, do hầu hết chủ đầu tư nghĩ nhà nhỏ nên sẽ sử dụng triệt để và tối đa diện tích.
Các vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà nhỏ:
1. Theo quy định của luật, nhà có diện tích 50 m2 được xây 100% diện tích, 100 m2 được xây 80% diện tích. Còn khoảng giữa 50 m2 và 100 m2, sẽ dùng công thức nội suy để tính ra % diện tích xây dựng (là phương pháp ước tính giá trị của các điểm dữ liệu chưa biết trong phạm vi của một tập hợp rời rạc chứa một số điểm dữ liệu đã biết).
2. Khi xây nhà, cần chú ý vấn đề thông thoáng và yếu tố ánh sáng phải đặt lên hàng đầu, đừng nên tận dụng triệt để mặt bằng mà bỏ qua yếu tố lấy sáng và thông thoáng. Do đó trong thiết kế nên lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước, sân sau, hoặc giếng trời, phù hợp cho việc thông gió, đưa ánh sáng vào nhà.
3. Ngôi nhà thông thoáng đầy đủ ánh sáng, đối lưu không khí tốt, sẽ tạo cảm giác rộng hơn về mặt không gian và thoải mái hơn cho các thành viên khi sinh hoạt.
4. Gia chủ nên định hướng rõ ràng nhu cầu sử dụng, hợp lý cho việc phân bổ không gian và mục đích sử dụng.
Gợi ý bố trí không gian cho ngôi nhà có diện tích nhỏ:
1. Đối với những ngôi nhà dài và hẹp, nên ngăn cách không gian thành từng phòng khác nhau. Như thế sẽ đem lại cảm giác không gian rộng và bớt đơn điệu hơn.
2. Tránh pha trộn nhiều kiểu thiết kế, hoặc sao chép lại mặt tiền của những ngôi nhà khác mà quên đi sự kết hợp bên trong và bên ngoài, dẫn đến một sự khập khiễng không đáng có.
3. Nhà nhỏ không nên cầu kỳ với các chi tiết khi thiết kế. Không nên bố trí quá nhiều đồ dùng không cần thiết mà nên để cho không gian được "thở" càng nhiều càng tốt.
4. Đối với nhà nhỏ nên sử dụng sơn tường màu sáng nhất có thể, sẽ giúp cho căn nhà rộng hơn. Sơn trần nên dùng tông màu tối để tạo cảm giác trần cao hơn bình thường nhằm đánh lừa thị giác.
5. Tùy vị trí nên phối hợp với gương nhằm tạo cảm giác không gian nhân đôi và rộng hơn. Khi sử dụng gương cần sự tư vấn để tránh bố trí gương sai phong thủy sẽ gây ảnh hưởng xấu cho gia đình.
Nhà nhỏ là diện tích không gian nhỏ, đường đi vào nhỏ, khi có nhu cầu sửa chữa, xây dựng, cải tạo sẽ gặp khó khăn bởi mặt bằng thi công nhỏ, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển và tập kết vật tư, chứa vật tư. Đặc điểm này khiến cho chi phí vận chuyển tăng, mặt bằng thi công nhỏ nên số lượng nhân công không nhiều khiến cho thời gian thi công kéo dài hơn so với bình thường.
(Theo DĐDN)